Lý thuyết khảo cổ V. Gordon Childe

Nhà viết tiểu sử Sally Green nhận định rằng, niềm tin của Childe "chưa bao giờ mang tính giáo điều, luôn luôn có phong cách riêng" và "liên tục thay đổi suốt đời ông".[9]Hướng tiếp cận lý thuyết của ông trộn lẫn các yếu tố của chủ nghĩa Marx, thuyết tán xạ văn hóa, và thuyết chức năng.[10] Childe phê phán cách tiếp cận khảo cổ học tiến hóa thời thượng vào thế kỷ thứ 19 vì ông cho rằng những người theo trường phái này chú trọng nghiên cứu hiện vật hơn bàn tay tạo ra chúng.[11] Giống hầu hết các nhà khảo cổ Tây Âu và Hoa Kỳ lúc bấy giờ, Childe cho rằng con người về bản chất không có tính sáng tạo và thường chầy ì trước đổi thay; do vậy, ông có khuynh hướng nhìn nhận các đổi thay xã hội như một phần của quá trình tán xạ và di cư hơn là sự phát triển nội tại hoặc tiến hóa.[12]

Thời bấy giờ, phần lớn giới khảo cổ tán thành hệ thống ba thời đại lần đầu tiên được nhà sưu tập đồ cổ người Đan Mạch Christian Jürgensen Thomsen (1788-1865) phát triển và giới thiệu. Cụ thể, hệ thống này là một niên biểu tiến hóa phân định tiền sử thành ba giai đoạn: thời đại đồ đá, thời đại đồ đồngthời đại đồ sắt; song Childe nhận thấy trình độ công nghệ của một số xã hội thời bấy giờ vẫn mới chỉ chững lại ở thời đồ đá.[13] Dầu vậy, ông vẫn coi đây là mô hình hữu hiệu để phân tích sự phát triển kinh tế – xã hội khi kết hợp với khuôn khổ học thuyết Marxist.[14] Theo đó, ông cũng phân loại tiền sử thành ba giai đoạn nhưng dựa trên cơ sở công nghệ, đồng thời sử dụng tiêu chí kinh tế để tách thời đồ đá thành đá cũđá mới, bác bỏ khái niệm đá giữa vô dụng.[15] Ngoài ra, Childe không chính thức phân loại các xã hội cổ đại thành ba giai đoạn là "mông muội" (savagery), "dã man" (babarianism) và "văn minh" (civilisation), giống như mô hình của Engels.[12]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: V. Gordon Childe https://archive.org/details/skarabaeofficialguidet... https://archive.org/details/in.ernet.dli.2015.2831... https://archive.org/details/in.gov.ignca.17699 https://archive.org/details/in.ernet.dli.2015.3155... https://archive.org/details/grahameclarkinte00faga https://archive.org/details/gordonchilderevo00trig... https://archive.org/details/historyofarchaeo0000tr... https://archive.org/details/politicsofpast0000unse... https://doi.org/10.2307%2F27507861 https://doi.org/10.1017%2FS0003598X00060361